Xăng dầu là mặt hàng liên quan mật thiết tới an ninh năng lượng, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Do đó, việc điều hành giá xăng dầu cần đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người dân, tạo động lực, điều kiện cho phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, những bất ổn của thị trường xăng dầu vẫn chưa thể được giải quyết dứt điểm, khi mà những hạn chế, bất cập vẫn còn đang tồn tại. Tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng xăng dầu lan rộng trên cả nước được cho xuất phát chủ yếu từ quy định, phương thức quản lý giá của Nhà nước đặt trong bối cảnh biến động trên thế giới.
Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Hiện Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 95 và Nghị định 83 vẫn đang được lấy ý kiến để hoàn thiện và trình Chính phủ trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo quan điểm của một số chuyên gia, những diễn biến bất thường thị trường xăng dầu cho thấy, điều quan trọng không phải chỉ là sửa Nghị định, mà về lâu dài, nên đặt ra “sứ mệnh” mới cho Nghị định sửa đổi về kinh doanh xăng dầu, có thể nâng thành luật, để có cơ chế pháp lý đủ mạnh trong điều hành, quản lý xăng dầu, giúp ổn định thị trường cũng như tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Trong số báo mới phát hành vào sáng thứ Hai, ngày 27-02-2023, Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy sẽ dành trọn chuyên mục Tiêu điểm với chủ đề: “Bảo đảm ổn định thị trường xăng dầu” để phản ánh câu chuyện xăng dầu vốn đang còn nhiều tranh cãi và chưa có hồi kết.
Bao gồm các bài viết:
– Thị trường xăng dầu bất ổn: Do quản lý bất cập. (Huyền Vy).
– Giá xăng dầu cần phải được tính đúng, tính đủ. (Hương Loan).
– Điều hành xăng dầu cần xuất phát từ thực tiễn. (PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia kinh tế, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính, Bộ Tài Chính).
– Biến động thất thường, giá xăng dầu làm khó doanh nghiệp vận tải. (Anh Tú).
– Sửa đổi Nghị định về kinh doanh xăng dầu: Vận hành theo cơ chế thị trường. (Vũ Khuê).
– Ổn định thị trường tạo động lực cho doanh nghiệp. (Hương Loan – Chu Khôi).
Cùng nhiều bài viết hấp dẫn khác:
– Giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. (Anh Nhi).
– GDP và CPI 2023 nhìn từ kết quả năm 2022. (Phan Thanh Hà).
– Kiểm tra năng lực nhà phát hành trái phiếu doanh nghiệp. (Trâm Anh).
– Thị trường bất động sản 2023: Kỳ vọng vào sự chuyển biến về chính sách. (Phan Dương).
– Giá cao, lãi suất cao làm “chùn tay” người mua nhà. (Ban Mai).
– Vướng mắc càng kéo dài, chi phí càng phát sinh. (Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty GP.INVEST).
– Doanh nghiệp bất động sản cần cơ chế phù hợp. (Nhóm phóng viên).
– Một năm trắc trở của các doanh nghiệp bảo hiểm. (Hoàng Lan).
– Đầu tư cho khoa học và công nghệ: Tăng hút các nguồn lực từ xã hội. (Đỗ Phong).
– Xung quanh chuyện giải cứu bất động sản ở Trung Quốc. (An Huy).
– Rác thải nhựa “chặn đường” phát triển du lịch. (Tường Bách).
– 20 vụ sa thải lớn nhất của Big Tech Mỹ 3 năm qua. (Đức Anh).
– Ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến startup Việt. (Hoàng An).
– Quyết liệt cuộc chiến “săn” nhân lực chất lượng cao. (Tuệ Mỹ).
– Nông thôn mới đi lên từ nông nghiệp xanh. (Chương Phượng).
Quý vị độc giả có thể đặt mua Tạp chí Kinh tế Việt Nam tại đây:
https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam