Chủ Nhật, Tháng chín 15Phải thành công nhé các anh em

Đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 11-2023

Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đang trở thành xu hướng phát triển chung trên toàn cầu. Tại Việt Nam, xu thế này đã trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển với Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, nhằm xanh hóa các ngành kinh tế thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững. 

Trong xu thế đó, các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đã định hướng phát triển theo hướng cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng xanh, bền vững…

Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ban hành tháng 11/2022 có đặt ra nhiều mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó có nâng tỷ trọng kinh tế số trong GRDP vùng đạt khoảng 30%. Một trong những giải pháp để đạt mục tiêu trên là tập trung đầu tư tăng cường hệ thống hạ tầng trọng yếu đảm bảo liên kết vùng và các tiểu vùng, nhất là trong các lĩnh vực giao thông, công nghệ thông tin, kinh tế số, đào tạo nguồn nhân lực…

Trong số báo mới phát hành vào sáng thứ Hai, ngày 13-03-2023, Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy sẽ dành trọn chuyên mục Tiêu điểm với chủ đề: “Đột phá mới cho miền Trung Việt Nam: Thúc đẩy chuyển đổi xanh và Công nghệ số”, nhằm phân tích, gợi mở những giải pháp cho câu chuyện phát triển miền Trung trong giai đoạn mới, đặc biệt là sau khi Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị đã được ban hành, để Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ phát triển nhanh, bền vững, quyết tâm biến nơi đây thành vùng đất giàu có, giàu bản sắc văn hóa và có nhiều đột phá hơn nữa cùng với hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Bao gồm các bài viết:

– Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ: Mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. (Ngân Hà).

– Đón vốn “xanh” thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triền bền vững. (Khánh Vy).

– Số và Xanh có thể song hành? (TS. Võ Đình Trí).

– Phát triển kinh tế số miền Trung: Xuất phát muộn, nhưng có thể đi đầu. (Thủy Diệu).

– Tạo “bệ phóng” cho logistics miền Trung. (Vũ Khuê).

– Miền Trung đẩy mạnh nông nghiệp xanh, bền vững. (Chu Khôi).

Cùng nhiều bài viết hấp dẫn khác:

– Chuyển dịch năng lượng hướng tới tăng trưởng xanh. (Mạnh Đức).

– Triển vọng thị trường dầu mỏ thế giới và hàm ý cho Việt Nam. (Lương Tấn Phúc).

– Cân nhắc có lộ trình áp dụng giá đất sát với giá thị trường. (Đỗ Phong).

– Cuộc chơi trái phiếu doanh nghiệp khó trông chờ ở một giải pháp tình thế. (Ánh Tuyết).

– Xung đột pháp luật ngăn trở hoàn thiện hành lang pháp lý về nợ xấu. (Hoàng Lan).

– Việt Nam cần chuẩn bị giải pháp trước việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. (Thomas McClelland).

– Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và thực phẩm chế biến. (Song Hà).

– Ngành bán lẻ nội và ngoại : Cạnh tranh “nảy lửa”. (Lưu Hà).

– Nhà khoa học và giấc mơ kiến tạo tương lai của ngành gỗ. (Hoàng Thu – Hoàng Việt).

– Hàng không Việt Nam: phục hồi “thần tốc” nhưng vẫn lỗ đậm. (Anh Tú).

– Tiếp thị liên kết – xu hướng tiếp thị mới cho doanh nghiệp. (Phan Anh).

– Khủng hoảng dân số Nhật Bản: Khi tiền không thể giải quyết vấn đề. (An Huy).

– Cần nguồn vốn tạo sinh kế để giảm nghèo bền vững. (Lý Hà).

Quý vị độc giả có thể đặt mua Tạp chí Kinh tế Việt Nam tại đây.

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam