Chủ Nhật, Tháng chín 15Phải thành công nhé các anh em

Nhìn lại cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn cầu trong

Vào ngày 10/3, vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất tại Mỹ kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 xảy ra khi ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) – nằm trong top 20 nhà băng lớn nhất về tài sản ở Mỹ – bị khách hàng ồ ạt rút tiền.

Người gửi tiền đã điên cuồng rút tiền khỏi ngân hàng có trụ sở tại bang California trước khi các cơ quan quản lý Mỹ can thiệp và nằm quyền kiểm soát. Tuy nhiên, vụ sụp đổ đã khiến thị trường hoảng loạn, khiến nhiều tổ chức tín dụng nhỏ hơn “chịu trận” trong bối cảnh họ đang chật vật với những tác động khó lường của lãi suất tăng cao cũng như những “vết thương” do chính mình gây ra.

Vài ngày sau đó, một ngân hàng Mỹ khác là Signature Bank bị đóng cửa và thêm một ngân hàng Mỹ thứ ba là First Republic Bank (FRC) đứng trên bờ vực sụp đổ. Tiếp đó, mối đe dọa lớn đầu tiên với hệ thống tài chính toàn cầu kể từ năm 2008 ập đến khi ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sỹ Credit Suisse lâm vào khủng hoảng và bị ngân hàng UBS thâu tóm trong thương vụ nhằm ngăn chặn khủng hoảng lây lan.

Sau tất cả, thị trường được trấn nhờ những khoản tiền khẩn cấp từ các ngan hàng trung ương cũng như những nhà băng lớn nhất trong ngành. Dù vậy, thị trường vẫn trong tình thế bất ổn với các chỉ số chính của cổ phiếu ngân hàng Mỹ và châu Âu đã lần lượt mất 20% và 13% giá trị kể từ phiên giao dịch thứ Tư tuần trước (15/3).

ĐIỀU GÌ ĐÃ XẢY RA?

Ngày thứ Sáu (10/3), Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) đã nằ, quyền kiểm soát SVB khi ngân hàng này bị rút tiền ồ ạt và mất khả năng thanh khoản. Đây là vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất ở Mỹ kể từ sau khi ngân hàng Washington Mutual phá sản vào năm 2008. Làn sóng rút tiền ồ ạt tại SVB bắt đầu khoảng 48 tiếng trước đó khi ngân hàng này chấp nhận khoản lỗ lớn từ đầu tư trái phiếu Chính phủ Mỹ nhằm huy động tiền để trả cho các khách hàng có nhu cầu rút tiền.

Ngân hàng này cũng đã cố gắng huy động tiền thông qua phát hành cổ phiếu mới nhưng bất thành. Những diễn biến này châm ngòi cho sự sụp đổ của nhà băng cho vay hàng đầu với các công ty khởi nghiệp ở Mỹ.

Ngày Chủ nhật (12/3), FDIC đóng cửa Signature Bank sau khi người gửi tiền ồ ạt rút tiền khỏi ngân hàng này do lo ngại vụ sụp đổ của SVB. Cả hai này đều có tỷ lệ tiền gửi không được bảo hiểm cao bất thường.

Ngày thứ Tư (15/3), sau khi chứng kiến giá cổ phiếu của ngân hàng Credit Suisse lao dốc tới 30%, các nhà chức trách Thụy Sỹ thông báo hỗ trợ nhà băng này vượt qua khủng hoảng – động thái lập tức giúp trấn an thị trường nhưng cơn hoảng loạn chưa chấm dứt. Các nhà đầu tư và người gửi tiền tại Credit Suisse lo ngại rằng cơ quan quản lý Thụy Sỹ không có một kế hoạch đủ mạnh để đảo ngược tình thế trong dài hạn.

Ngày thứ Năm (16/3), First Republic Bank đứng trên bờ vực sụp đổ khi người gửi tiền ồ ạt rút tiền. Trong một cuộc họp ở Washington, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Jamie Dimon, CEO của ngân hàng lớn nhất Mỹ JPMorgan Chase, đã lên kế hoạch giải cứu và kết quả là một thỏa thuận bơm hàng chục tỷ USD vào First Republic Bank để ngăn chặn khủng hoảng.

Chủ nhật (19/3), ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ UBS nhất trí mua lại đối thủ đang gặp khủng hoảng Credit Suisse trong một thương vụ giải cứu khẩn nhằm ngăn chặn cơn hoảng loạn của thị trường tài chính.

CÁC VỤ GIẢI CỨU TỐN KÉM THẾ NÀO?

Theo CNN, trong thương vụ giải cứu mới nhất, UBS mua lại Credit Suisse với giá 3 tỷ Franc Thuỵ Sỹ, tương đương 3,2 tỷ USD. Ngân hàng Trung ương Thuỵ Sỹ (SNB) cam kết cấp một khoản vay lên tới 100 tỷ Franc Thuỵ Sỹ, tương đương 108 tỷ USD, để hậu thuẫn thương vụ này. Chính phủ Thuỵ Sỹ cũng cung cấp bảo lãnh cho thua lỗ lên tới 9 tỷ Franc Thuỵ Sỹ từ một số tài sản nhất định nhằm giảm bớt rủi ro cho UBS.

Credit Suisse vừa được UBS mua lại trong thương vụ khẩn cấp nhằm ngăn chặn khủng hoảng lây lan toàn hệ thống ngân hàng – Ảnh: AP

Tính cả các thương vụ giải cứu trước đó ở Mỹ, các ngân hàng trung ương Thỵ Sỹ và Mỹ đã hỗ trợ gần 200 tỷ USD. Trong đó, nhằm đảm bảo tất cả các khoản tiền gửi tại SVB và Signature Bank được hoàn lại cho khách hàng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hỗ trợ 140 tỷ USD.

Fed cũng đã đồng ý cung cấp những khoản vay kỷ lục cho các nhà băng tại Mỹ trong tuần này. Những ngày gần đây, các ngân hàng Mỹ đã vay gần 153 tỷ USD từ Fed, vượt qua kỷ lục 112 tỷ USD được thiết lập trong cuộc khủng hoảng năm 2008. Các nhà băng cũng nhận được các khoản vay trị giá gần 12 tỷ USD từ chương trình cho vay khẩn cấp mới của Fed được thành lập từ đầu tuần trước nhằm ngăn có thêm ngân hàng sụp đổ.

Tổng số tiền 318 tỷ USD mà Fed cho vay trên toàn hệ thống tài chính hiện tại chỉ bằng một nửa so với số tiền vay được gia hạn trả nợ trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

“Dù vậy đây vẫn là một con số khổng lồ”, ông Michael Feroli, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng JPMorgan, nói trong một báo cáo gửi nhà đầu tư hôm thứ Năm tuần trước. “Nhìn theo hướng bi quan thì các nhà băng Mỹ đang cần rất nhiều tiền. Nhưng nếu nhìn theo hướng lạc quan thì hệ thống ngân hàng vẫn đang hoạt động bình thường”.

Ngoài Fed, các ngân hàng lớn tại Mỹ cũng bơm vào hệ thống hàng tỷ USD. JPMorgan Chase, Bank of America và Citigroup là ba trong số 11 nhà băng đã cung cấp các khoản vay trị giá khoảng 30 tỷ USD nhằm vực dậy niềm tin của khách hàng và ngăn First Republic Bank sụp đổ.

Trong khi đó, tại Anh, ngân hàng HSBC đã cam kết chi hơn 2 tỷ USD cho chi nhánh của SVB tại Anh sau khi mua lại ngân hàng này với giá tượng trưng 1 Bảng Anh vào tuần trước đó.

Theo các nhà phân tích, cuộc khủng hoảng ngân hàng hiện tại có thể khiến suy thoái kinh tế tại Mỹ xảy ra sớm hơn. Tuần trước, Goldman Sachs nhận định căng thẳng ngày càng gia tăng trong lĩnh vực ngân hàng đang làm tăng khả năng xảy ra suy thoái kinh tế ở Mỹ trong vòng 12 tháng tới. Ngân hàng này dự báo khả năng Mỹ xảy ra suy thoái trong vòng 1 năm tới là 35%, tăng từ mức dự báo 25% trước khi xảy ra khủng hoảng ngân hàng.